Làm gì để ta hiểu chính ta và người đối diện?
Cảm nghiệm được mình và những người tương tác với mình, điều này vô cùng hiệu quả trong kinh doanh. Khi bạn chọn con đường khởi nghiệp cũng đồng nghĩa bạn đang chọn cách đi, làm sao để đáp ứng những hành vi khác nhau của mỗi người.
Suốt ngày bạn làm việc với nhân viên, với khác hàng, với đối tác, với cơ quan nhà nước...toàn bộ công việc này là bạn đang đối diện với những con người với những phong cách hành vi khác nhau cũng như động lực làm việc ở mỗi con người khác nhau.
Ví dụ như:
1) Người có hành vi bộc trực: Họ thường xuyên nói, và tham gia vào những tình huống giao tiếp, nói nhanh và bộc phát, họ luôn sử dụng những cử chỉ cũng như điệu bộ để diễn tả.
Giọng điệu nói nhấn mạnh đi liền với ngôn ngữ cơ thể dứt khoát, họ hay dùng những từ như " Ok, đúng là như vậy!" hay " Tôi chắc chắn? " hoặc " Mình đã hứa như vậy rồi mà "...
Con người này thường là thiếu kiên nhẫn, họ luôn giữ vững chính kiến, sôi nổi và quyết đoán, bắt tay mạnh mẽ, họ dễ dàng phạm phạm luật chơi...
2) Người có hành vi khéo léo: Cách nói chuyện chậm rãi, thận trọng, từ từ, ít đóng góp vào giao tiếp tập thể, hạn chế sử dụng cử chỉ và điệu bộ. Khi đưa ra ý kiến thì dè dặt.
Như " theo ý của tôi là..." hay " thông qua các nguồn tin tôi được biết là.." hoặc " Mình nghĩ là như vậy...". Họ vô cùng kiên trì cũng như sẳn sàng hợp tác với bạn. Luôn nói giảm, nói tránh và dè dặt khi giao tiếp. Bắt tay thì nhẹ nhàng.
3) Người có hành cởi mở: Chia sẻ cảm xúc và thể hiện ra bên ngoài một cách thoải mái, họ đưa ra quyết định nhanh dựa vào cảm nhận chủ quan ngay lúc đó. Thường hay lạc đề hoặc đi sai hướng khi giao tiếp sôi nổi
Họ dễ thích nghi trong các môi trường giao tiếp khác nhau, dễ dàng làm quen khi giao tiếp xã hội, thích tương tác nơi đông người và tập thể, khuôn mặt luôn sống động khi nói chuyện hoặc lắng nghe...
Bắt tay thân thiện và luôn phản ứng nhanh chóng, lanh lợi với những khát khao, ước mơ, tầm nhìn hoăc quan điểm sống cũng như làm việc.
4) Người có hành vi khép kín: Thường là họ giấu kín cảm nhận, chỉ chia sẻ thông tin khi bắt buộc phải nói, đưa ra những quyết định dưa trên bằng chứng khách quan. Luôn tập trung và bám sát chủ đề.
Họ luôn nghiêm túc trong công việc và tuân thủ luật chơi đã quy ước, luôn quan tâm đến thực tế và công việc. Khi giao tiếp xã hội thì chậm để có thời gian làm quen và kết nối.
Thích làm việc độc lập, né tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với người khác khi đụng chạm cơ thể. Ít thể hiện sự hăng hái khi nói chuyện hoặc lắng nghe. Nghiêm túc trong bắt tay. Luôn trải nghiệm cuộc sống tìm hiểu thực tế.
Chìa khóa ở đây là gì?
1) Để ta nhận ra ta.
2) Nhận ra người đối diện ta
3) Ứng xử theo cách mà ta và người đối diện ta thích nghi.
Vậy điều này có ý nghĩa không khi bạn làm việc với nhân viên? Với khách hàng? Với gia đình bạn? Với đối tác? Và ứng dụng như thế nào trong việc xây dựng đội nhóm vững mạnh?
Chưa hết! Cách nào để nhận ra yếu tố tạo động lực của mỗi người trong công việc và trong cuộc sống là gì? Tóm lại: Động lực làm việc của bạn là gì? Mình sẽ chia sẻ 07 yếu tố tạo động lực dựa trên hành vi ứng xử của mỗi người trong những bài viết sau nhé.
Thành công mỗi ngày - Niềm vui nhân đôi.
Nguyễn Thái Duy.
Tham khảo: https://goo.gl/C27u18
Tham Khảo: https://goo.gl/OSVLUr
Tham Khảo: https://goo.gl/Zz13oN
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá
- UNICA : Khởi nghiệp kinh doanh thương mại điện tử với số vốn 0 đồng Click xem
- Thời Trang Paris : Thời trang Paris vừa ra mắt cực nhiều mẫu thời trang tuyệt vời Click xem
- FUTURENET : Nền tảng kiếm tiền Online, kiếm tiền thụ động dành cho những những người có ít thời gian Click xem
- FUTURENET : Mạng kiếm tiền nhanh chóng dành cho người muốn kiếm thêm thu nhập Click xem
EmoticonEmoticon
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.